Phân biệt Kỳ nam và trầm hương? Tại sao Kỳ nam mắc hơn trầm hương

Kỳ nam và trầm hương từ lâu được biết đến là những loại gỗ có giá trị cao vì quá trình tìm kiếm khó khăn và nó mang nhiều ng dụng. Vì có nguồn gốc hình thành giống nhau nên 2 loại gỗ này thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy Kỳ Nam và trầm hương khác nhau như thế nào và tại sao Kỳ nam lại mắc hơn trầm hương rất nhiều lần? Hãy cùng Tâm An tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

                                                                  Cách phân biệt Kỳ Nam và Trầm Hương

1. Điểm giống nhau giữa kỳ nam và trầm hương

Vì đều là loại gỗ được hình thành bên trong lõi cây gió bầu nên kỳ nam và trầm hương cũng có những đặc điểm giống nhau, cụ thể:

  • Hình thành trên cây gió bầu: Cả trầm hương và kỳ nam đều được hình thành bên trong thân của cây gió bầu. Điều này là nguyên nhân chính khiến hai loại gỗ này thường bị nhầm lẫn với nhau do cùng có nguồn gốc.
  • Mùi thơm ngọt: Cả trầm hương và kỳ nam đều có mùi thơm ngọt, đây là đặc điểm phổ biến của chúng. Chính mùi thơm này đã tạo nên giá trị và sự ưa chuộng cho  hai loại gỗ để người dùng sử dụng chúng trong các sản phẩm trang trí và xông đốt thư giãn.
  • Khối gỗ chứa dầu: Cả trầm hương và kỳ nam đều chứa tinh dầu trong khối gỗ của chúng. Dầu là một thành phần quan trọng giúp tạo ra mùi thơm đặc biệt và mang lại nhiều lợi ích về mặt thư giãn và tinh thần khi sử dụng các sản phẩm từ loại gỗ này.
  • Nhiều dầu thì chìm nước, ít dầu thì không chìm: Điểm này cho thấy cả trầm hương và kỳ nam đều có khả năng chứa nhiều hoặc ít dầu tùy thuộc vào đặc điểm của từng khối gỗ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính chất và giá trị của gỗ trong việc sản xuất các sản phẩm từ chúng.

2. Phân biệt Kỳ Nam và Trầm Hương 

Kỳ Nam và Trầm hương là 2 loại gỗ cùng có nguồn gốc từ cây Dó Bầu, tuy nhiên chúng lại có những điểm khác nhau về cả hình thái và tính chất gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng gỗ. Vậy kỳ nam khác trầm hương thế nào? Sau đây Hải Trầm Hương sẽ gợi ý cho bạn những cách nhận biết trầm hương và kỳ nam đơn giản nhất:

Dựa vào màu sắc 

Trầm hương thường sẽ có những sọc dầu đen sẫm màu. Kỳ Nam sẽ có những sọc màu sáp ong. Đây là những sọc có chứa tinh dầu hình thành từ chất tiết ra khi cây Dó Bầu bị thương.

Khi đốt trầm hương khói sẽ có màu trắng còn khi đốt kỳ nam sẽ tỏa ra khói màu xanh. Bạn có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt kỳ nam và trầm hương rất dễ dàng.

                                                         Trầm hương sẽ có mùi sẫm và đậm hơn Kỳ Nam

Dựa vào mùi hương tỏa ra để phân biệt kỳ nam với trầm hương

Do chứa nhiều tinh dầu hơn so với Trầm Hương, thế nên mùi hương của Kỳ Nam tỏa ra thường sẽ ngào ngạt hơn. Gỗ Kỳ Nam cho dù được bọc vào trong vải sẽ vẫn phát ra mùi thơm rất dễ chịu. Đây là ưu điểm lớn nhất của loại gỗ quý này mà không thứ gì có thể sánh được.

Gỗ trầm hương sẽ có độ toả hương tuỳ thuộc vào lượng tinh dầu. Đối với lượng tinh dầu ít thì có thể phải đốt mới cảm nhận được mùi hương. Đặc biệt với những loại gỗ trầm có số năm tích trầm càng lâu thì mùi hương sẽ càng thơm hơn.

                                                        Mùi của kỳ Nam đậm và toả hương lâu hơn Trầm Hương

Dựa vào vị để phân biệt kỳ nam và trầm hương

Kỳ nam là một loại gỗ quý, đem đến trải nghiệm vị giác phong phú với sự kết hợp độc đáo của các vị bao gồm chua, cay, ngọt và đắng. Khi được đốt, khói của kỳ nam tạo thành những cột khói cao vút, lơ lửng trong không gian trong thời gian dài. Gỗ kỳ nam được phân chia thành bốn loại với đặc điểm riêng biệt

Khi nếm trầm hương sẽ có vị đắng làm chủ đạo. Mùi vị này sẽ xuất phát tuỳ lượng tinh dầu có trong gỗ trầm hương. Đây cũng là đặc điểm dễ nhất mà bạn có thể áp dụng để phân biệt kỳ nam và trầm hương khi mua.

                                                       Trầm hương có vị đắng còn Kỳ Nam có vị đắng ngọt cay

Cách nhận biết trầm hương và kỳ nam dựa vào giá cả

Cùng có nguồn gốc xuất xứ từ cây dó bầu, thế nhưng giá của Kỳ Nam được xác định là sẽ mắc hơn Trầm Hương gấp 10 đến 20 lần. Điều này là vì quá trình hình thành của Kỳ Nam phức tạp hơn trầm hương và cũng vì rất nhiều nguyên nhân khác. Do đó, nếu nói trầm hương với kỳ nam thứ nào quý hơn thì câu trả lời chính là Kỳ Nam.

Tại sao Kỳ nam lại mắc hơn Trầm Hương?

Trên thị trường Kỳ Nam có giá có thể lên đến 50 tỷ đồng/1 kg mắc hơn trầm hương từ 10 đến 20 lần. Sở dĩ có sự chênh lệch nhiều như vậy là vì độ quý hiếm và những ng dụng mà Kỳ Nam mang đến.

Trầm hương sẽ được hình thành khi cây Dó Bầu bị thương bởi các tác nhân bên ngoài. Chất dầu tiết ra sẽ làm cây bị mất mộc tố và trở thành trầm hương. Quá trình đó diễn ra lâu dài thì trầm sẽ biến thành Kỳ. Chính vì phải trải qua quá trình hình thành rất dài nên Kỳ Nam sẽ có giá mắc hơn trầm hương.

Kỳ Nam mắc cũng vì những ng dụng tuyệt vời của nó. Kỳ nam hấp thụ linh khí của trời đất nên có thể mang đến nguồn linh khí tích cực cho người sử dụng. Sử dụng Kỳ Nam sẽ mang đến may mắn, tài lộc và xua đi những điều xui xẻo, tà khí. Ngoài ra còn có rất nhiều ng dụng cho sức khoẻ như hỗ trợ hệ thần kỳ, tim mạch, hô hấp tốt hơn rất nhiều so với trầm hương thông thường.

Bài viết cùng chủ đề:

                                                             Kỳ Nam mắc hơn trầm hương gấp nhiều lần

Lời kết 

Có rất nhiều cách đơn giản để phân biệt kỳ nam và trầm hương. Tuy nhiên trên đây là những cách phân biệt trầm hương và kỳ nam dễ nhất mà Tâm An tìm hiểu được. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích. Vì cả kỳ nam và trầm hương đều là những loại gỗ quý hiếm, do đó bạn hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm phân biệt chúng ở trên đây để có thể chọn mua được sản phẩm chất lượng nhất nhé!

————————————————————–

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Kim, N. V. (2022). Cây trầm hương, xứ trầm hương trong đời sống xã hội và lịch sử kinh tế Việt Nam. Vietnam Journal of Social Sciences & Humanities, 8(4).
Tấn, Q. (2002). Xứ trầm hương. Khánh Hòa: NXB Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa.
Kim, N. T. T., Le Khanh, T. N., Hong, N. L. T., & Quynh, A. P. N. (2022). Enhancement of mangiferin in Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte leaf extract. VNUHCM Journal of Engineering and Technology, 5(SI1), 62-68.

.
.
.
.